Wednesday, November 4, 2020

Còi xương nguy hiểm như thế nào


Còi xương không chỉ gây biến dạng xương, trẻ thấp còi mà còn làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phổi. Dẫu vậy, không phải bố mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ về căn bệnh này.

Còi xương nguy hiểm như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

Còi xương là một dạng rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn tăng trưởng, giảm khoáng hóa xương ở trẻ nhỏ, trẻ em, thanh thiếu niên đang lớn, thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi.

Trẻ bị còi xương không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn tới vóc dáng, chiều cao, khả năng vận động cũng như tâm lí, sự tự ti mặc cảm về bản thân của trẻ khi trưởng thành. Các hệ luỵ dễ nhận thấy nhất là:

- Thấp còi, chậm phát triển chiều cao do xương chậm phát triển.

- Chân vòng kiềng hoặc chân chữ X, lồng ngực biến dạng, gù vẹo cột sống, ảnh hưởng đến vóc dáng và thẩm mỹ.

- Răng mọc chậm, men răng kém, dễ bị sâu răng…

- Xương mềm, yếu nên dễ gãy khi chẳng may bị té ngã, chấn thương.

- Khung xương chậu hẹp, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái về sau.

- Nguy hiểm hơn, còi xương có thể khiến trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tái đi tái lại nhiều lần…

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng còi xương là do thiếu vitamin D hoặc khiếm khuyết về chuyển hóa chức năng vitamin D, rối loạn tái hấp thu phospho ở ống thận…

GS Micheal Holick (ĐH Boston, Mỹ) nhấn mạnh, thiếu vitamin D ngăn cản sự hấp thụ hiệu quả của canxi và phospho trong chế độ ăn. Khi thiếu vitamin D, cơ thể chỉ hấp thu được 10–15% canxi và 50-60% phospho trong khẩu phần ăn. Điều này dẫn đến nồng độ canxi ion hoá trong huyết thanh giảm, nồng độ hormone tuyến cận giáp tăng. Sự gia tăng nồng độ hormone tuyến cận giáp làm mất canxi từ xương, giảm khối lượng xương, khiến xương mềm, yếu, giòn và xốp hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương ở chân

Theo TS.BS Colin Tidy (Oxfordshire, Anh), có thể nhận biết trẻ bị còi xương hay không qua một số dấu hiệu điển hình như:

- Chân vòng kiềng hoặc chân chữ X.

- Thấp còi, tăng trưởng kém, vóc dáng thấp bé.

- Trẻ thường xuyên bị đau nhức xương khớp.

- Thóp rộng, bờ thóp mềm, chậm đóng thóp.

- Chậm vận động (chậm lẫy, bò, đi…).

- Chậm mọc răng, răng yếu, dễ mủn, sâu.

- Lồng ngực biến dạng, ngực dô phía trước…

- Da xanh xao, cơ nhão, cột sống gù vẹo…

- Trong một số trường hợp cấp tính, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Ngoài ra, một số dấu hiệu sớm ban đầu chứng tỏ trẻ thiếu vitamin D bố mẹ cần chú ý như trẻ hay quấy khóc về đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình, rụng tóc vành khăn.

BS Colin cũng cho biết thêm, trẻ em thiếu vitamin D còn trở nên dễ cáu kỉnh, chậm tăng cân, nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản), hen suyễn…


Trẻ thiếu vitamin D nguy cơ bị viêm phổi cao hơn trẻ đủ vitamin D

Đáng chú ý, trẻ bụ bẫm, mập mạp vẫn bị còi xương. Điều này có thể do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thiếu hụt vitamin D và vitamin K2 khiến cơ thể không thể hấp thu, chuyển hoá canxi hiệu quả vào xương.

Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị còi xương, giúp trẻ tăng chiều cao?

Còi xương là bệnh có thể phòng ngừa thông qua chế độ dinh dưỡng đúng. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cách tốt nhất để ngăn ngừa còi xương là thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ canxi, phospho. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh này nên bắt đầu bổ sung vitamin D cùng chế độ ăn giàu canxi, phospho.

May mắn là các thực phẩm giàu canxi cũng đồng thời chứa hàm lượng phospho khá cao, điển hình như các loại thịt gia súc, gia cầm, cá, trứng, tôm, cua, rau xanh, các loại hạt, sữa, sữa chua, phô mai… Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá đây là nguồn canxi, phospho hấp thu tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.

Ngay từ năm 2011, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cùng nhiều tổ chức y tế khuyến cáo “tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên cần được bổ sung vitamin D”, với liều khuyến nghị từ 400 – 800 IU/ngày tuỳ theo độ tuổi.

Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy vai trò quan trọng của vitamin K2 trong việc định hướng và gắn canxi vào xương. TS. Van Summeren và cộng sự thực hiện bổ sung vitamin K2 – MK7 trên đối tượng trẻ em khỏe mạnh trong 2 năm và nhận thấy, xương trẻ đậm và chắc, phát triển chiều cao tốt hơn.

Báo cáo của nhóm các nhà khoa học Mỹ và Hà Lan, dẫn đầu bởi TS. Karpiński (ĐH Bialystok, Hà Lan) cũng nhấn mạnh vai trò trực tiếp và quyết định của vitamin D3 và K2 trong định hướng và hấp thụ canxi cho sự tăng trưởng xương và chiều cao khỏe mạnh.

Còi xương nguy hiểm như thế nào

thuốc podophyllin 25 nhà thuốc bình tâm https://suimaoga.webflow.io/ thuốc chữa sùi mào gà thuốc chữa sùi mào gà kẹo hamer thuốc tây chữa bệ...